Những dịch bệnh hại cần chú ý trong tuần (từ 30/10 – 5/11)

1. Các tỉnh phía Bắc

Cây lúa: Bệnh lùn sọc đen tồn tại trên tàn dư chưa được tiêu hủy. Chuột, khô vằn…. tiếp tục gây hại nhẹ ở giai đoạn đòng đến trỗ chín.

– Trên cây ngô và rau, màu: các đối tượng hại gây hại nhẹ.

– Cây ăn quả có múi: ruồi đục quả, nhện đỏ,…. tiếp tục hại; Bệnh chảy gôm, rụng quả… hại tăng.

– Cây chè: Bọ xít muỗi, bọ cánh tơ, bệnh thối búp… tiếp tục hại.

– Cây mía: Bệnh chồi cỏ tiếp tục hại; Sâu đục thân, rệp xơ trắng, bệnh than… gây hại nhẹ.

– Cây sắn: Nhện đỏ, bệnh chổi rồng, chảy nhựa… tiếp tục hại.

– Cây cà phê: Bệnh chết nhanh, bệnh gỉ sắt, bệnh thán thư… tiếp tục hại.

– Cây hồ tiêu: Bệnh chết nhanh, bệnh gỉ sắt, bệnh chết chậm… tiếp tục hại.

– Tre, luồng, vầu: Châu chấu tre lưng vàng tiếp tục xuất hiện và gây hại.  

2. Các tỉnh Duyên hải Nam Trung bộ và Tây Nguyên

– Cây lúa: Rầy nâu, rầy lưng trắng, bệnh khô vằn… gây hại trên lúa vụ 3, lúa Mùa giai đoạn chín đến thu hoạch, gây hại nhẹ. Sâu cuốn lá nhỏ gây hại trên lúa Mùa, lúa Thu Đông giai đoạn đẻ nhánh đến đòng trỗ. Bệnh đạo ôn lá, bệnh đạo ôn cổ bông, sâu đục thân gây hại cục bộ.

– Bệnh xoăn lá virus cà chua, bệnh sưng rễ, bệnh thối nhũn… gây hại ở Lâm Đồng. Sâu xanh, sâu đục thân/bắp, khô vằn… hại ngô giai đoạn phát triển thân lá, trỗ cờ phun râu.

– Cây cà phê: Bọ xít muỗi, rệp sáp, rệp vảy… gây hại ở giai đoạn chắc quả – thu bói.

– Cây hồ tiêu: Bệnh chết nhanh, chết chậm, tuyến trùng rễ… gây hại giai đoạn nuôi quả.

– Cây điều: Bọ xít muỗi, sâu đục rộp lá, thân/cành… hại mạnh giai đoạn phát triển thân lá.

– Cây mía: Sâu đục thân, rệp bẹ, bệnh than… gây hại giai đoạn vươn lóng – tích lũy đường.

– Cây sắn: Bệnh khảm lá virus gây hại ở Phú Yên, Ninh Thuận, Bình Thuận, Gia Lai, Đăk Lăk; rệp sáp bột hồng đang gây hại ở Phú Yên.

– Cây thanh long: Bệnh đốm nâu, thán thư, thối rễ tóp cành… gây hại tăng.  

3. Các tỉnh Đông Nam bộ và ĐBSCL

– Trên cây lúa: Rầy nâu phổ biến trưởng thành – trứng. Rầy nâu gây hại chủ yếu giai đoạn đẻ nhánh đến đòng trỗ. Đối với những khu vực chuẩn bị xuống giống lúa Đông Xuân sớm cần theo dõi chặt diễn biến rầy nâu vào đèn, lịch xuống giống của địa phương, đảm bảo xuống giống tập trung, đồng loạt “né rầy” đạt hiệu quả nhất. Bệnh đạo ôn tiếp tục phát sinh phát triển ở giai đoạn lúa đẻ nhánh đến đòng trỗ với tỷ lệ bệnh ở mức nhẹ đến trung bình.

– Bệnh khảm lá do virus trên sắn, bệnh chổi rồng trên nhãn, bệnh đốm nâu trên thanh long, bệnh chết nhanh chết chậm trên tiêu, sâu đục thân/cành và thán thư trên điều, bọ cánh cứng trên dừa tiếp tục gây hại.

Nguồn: CỤC BVTV

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *